Tổng cộng có 28 chiếc Volvo XC90 sản xuất trong thời gian từ tháng 1/2016 đến tháng 12/2020 sẽ bị triệu hồi. Chương trình triệu hồi này bắt đầu từ ngày 1/11/2021 tới 1/11/2023 với thời gian khắc phục lỗi cho mỗi xe vào khoảng 8 giờ làm việc.
Theo báo cáo từ đại diện hãng xe Thuỵ Điển tại Việt Nam, lỗi trên phát sinh khi chất lỏng/ giọt nước dính trên màn hình điều khiển ghế sau khiến chức năng này bị điều chỉnh hoạt động liên tục. Điều này dẫn tới khi điều chỉnh, ghế trước bên phụ sẽ di chuyển tới vị trí giới hạn và trong trường hợp xấu nhất có thể gây tổn thương nếu có người ngồi phía sau bên phụ.
Trước đó, vào tháng 7/2021, Volvo Việt Nam cũng đã phải tiến hành triệu hồi 583 chiếc xe Volvo nhập khẩu của 4 dòng xe là XC90, XC60, S90 và V90 Cross Country để khắc phục lỗi ở bộ phận bơm nhiên liệu.
Hoàng Hiệp
Volvo Cars triển khai đợt triệu hồi tổng cộng 583 xe Volvo tại Việt Nam gồm 4 dòng là XC90, XC60, S90 và V90 Cross Country để thay thế cầu chì của bộ bơm nhiên liệu.
" alt=""/>Volvo Việt Nam lại triệu hồi xe, lần này là mẫu XC90Sáng chế mã hiệu US 11,187,879 về Ống kính hồng ngoại sóng trung zoom liên tục tỷ số zoom lớn |
Năm 2021, USPTO đã cấp cho VHT 5 bằng sáng chế độc quyền, đưa tổng số bằng VHT sở hữu tới con số 8. Đại diện VHT cho biết, sự kiện này khép lại năm 2021 “bội thu” số lượng đơn đăng ký và bằng sáng chế được công nhận của VHT ở cả trong nước và quốc tế.
Sáng chế mã hiệu US 11,189,939 về Ăng ten hai phân cực dải rộng |
Với 8 văn bằng bảo hộ độc quyền tại Mỹ, đến nay theo danh sách của USPTO, VHT là doanh nghiệp công nghệ cao của Việt Nam có nhiều bằng sáng chế được bảo hộ độc quyền của Mỹ nhất, bao trùm trên cả 3 lĩnh vực: quân sự, dân sự và viễn thông. Số lượng đơn đăng ký của VHT tại Mỹ hiện nay là 39 sáng chế. Các sáng chế vẫn đang được thẩm định và hứa hẹn nhiều giải pháp được cấp bằng độc quyền trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Vũ Hà - Tổng Giám đốc Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel |
Từ 2017 đến nay, VHT đã có gần 300 đơn đăng ký sáng chế, trong đó Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) đã cấp 39 văn bằng sáng chế và 19 giải pháp hữu ích. Theo ghi nhận của Cục Sở hữu trí tuệ, năm 2021, Viettel là tổ chức có số lượng đăng ký sáng chế cao nhất ở Việt Nam. Riêng trong năm 2021, VHT đã nộp đơn 66 sáng chế lên Cục Sở hữu trí tuệ. Đến đầu tháng 1/2022, số đơn đăng ký sáng chế của VHT đã được chấp nhận là 17 bằng sáng chế, trong đó có 5 bằng sáng chế được chứng nhận độc quyền tại Mỹ.
Kỹ sư nghiên cứu Sáng chế thuộc lĩnh vực trạm thu phát viễn thông của VHT được bảo hộ độc quyền tại Mỹ |
Ông Nguyễn Vũ Hà - Tổng Giám đốc TCT Công nghiệp Công nghệ cao Viettel cho biết: “Các văn bằng sáng chế do Mỹ bảo hộ là “vật chứng” đảm bảo cho thành công của doanh nghiệp tiến bước vào thị trường quốc tế. Các giải pháp kỹ thuật được đăng ký sáng chế đều là các giải pháp đáp ứng được tính mới trên thế giới, mang tính thực tiễn và ứng dụng cao, giải quyết được những hạn chế về kỹ thuật đã có trong lĩnh vực đăng ký”.
Hệ thống máy thông tin quân sự ứng dụng sáng chế về ăng-ten cấu trúc nhỏ gọn, băng thông rộng đủ xử lý thông tin tốc độ cao |
Số lượng sáng chế được công nhận là một trong các thước đo về trí tuệ và mức độ sáng tạo của một tổ chức. Theo ghi nhận của Cục Sở hữu trí tuệ, năm 2021, Viettel là tổ chức có số lượng đăng ký sáng chế cao nhất ở Việt Nam. Theo báo cáo của Clarivate - tổ chức quốc tế hàng đầu thế giới về phân tích chất lượng nghiên cứu khoa học, Viettel một trong hai đơn vị có những đột phá về số lượng bằng sáng chế (đạt giải thưởng sáng tạo). Trong đó, Viettel là tổ chức có số lượng bằng độc quyền sáng chế tại Mỹ lớn nhất với 5 sáng chế trong năm qua. Bằng sáng chế độc quyền tại Mỹ của VHT 1. Phương pháp phát hiện mục tiêu di chuyển chậm ứng dụng trong đài ra đa cảnh giới bờ 2. Bộ ghép lai có cổng tổng và cổng hiệu đồng hướng 3. Phương pháp cân bằng tải có trọng số trên các điểm truy cập dữ liệu 4. Phương thức phân chia dữ liệu ngẫu nhiên trong các hệ thống phân tán đa vi xử lý 5. Phương pháp hiệu chỉnh và điều khiển công suất tuyến thu thích ứng theo môi trường truyền dẫn trong hệ thống trạm thu phát gốc vô tuyến 6. Hệ cơ cấu trợ lực cho robot song song bằng hệ lò xo với trợ lực hằng số 7. Ống kính hồng ngoại sóng trung zoom liên tục tỷ số zoom lớn 8. Ăng-ten hai phân cực dải rộng |
Minh Ngọc
" alt=""/>Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel ‘bội thu’ bằng sáng chế tại MỹTại Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ ba – năm 2021 được tổ chức ngày 11/12, Bộ TT&TT đã công bố lần thứ nhất 35 nền tảng số quốc gia và đại diện cộng đồng các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đã nhận trách nhiệm phát triển các nền tảng chuyển đổi số quốc gia.
Cụ thể, trong đợt đầu tiên Bộ TT&TT công bố các nền tảng số quốc gia, 35 nền tảng được chia thành 6 nhóm gồm: Nhóm nền tảng hạ tầng số; Nhóm nền tảng công nghệ số cốt lõi; Nhóm nền tảng chính phủ số;
Trong nhóm nền tảng hạ tầng số, có 4 nền tảng là nền tảng điện toán đám mây doanh nghiệp (EGC), nền tảng điện toán đám mây Chính phủ (CGC), nền tảng địa chỉ số và nền tảng bản đồ số. Nhóm nền tảng công nghệ số cốt lõi gồm 5 nền tảng trí tuệ nhân tạo, thiết bị IoT, giám sát điều hành an toàn, an ninh mạng - SOC, trợ lý ảo và trung tâm giám sát, điều hành thông minh - IOC.
Bốn nền tảng thuộc nhóm nền tảng chính phủ số gồm: nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu; nền tảng tổng hợp, phân tích dữ liệu; nền tảng định danh người dân; và nền tảng khảo sát, thu thập ý kiến người dân.
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn tặng hoa cho các doanh nghiệp chủ trì phát triển nền tảng số lĩnh vực Giáo dục - Y tế, Văn hóa – Thể thao (Ảnh: Lê Anh Dũng) |
Nhóm nền tảng y tế - giáo dục - văn hóa – xã hội có tổng cộng 14 nền tảng: Họp trực tuyến thế hệ mới phục vụ Chính phủ, họp trực tuyến thế hệ mới phục vụ cộng đồng, dạy học trực tuyến, học trực tuyến mở - MOOC, đại học số, hỗ trợ tư vấn khám chữa bệnh từ xa, quản lý tiêm chủng, hồ sơ sức khỏe điện tử, quản lý trạm y tế, phát thanh số, truyền hình số, bảo tàng số, quản trị và kinh doanh du lịch, mạng xã hội thế hệ mới.
Nhóm nền tảng tài chính - ngân hàng - kinh doanh bao gồm 3 nền tảng hóa đơn điện tử, quản trị tổng thể, kế toán dịch vụ. Với nhóm nền tảng nông nghiệp - giao thông - kho vận - công thương, 5 nền tảng thuộc nhóm gồm có nền tảng dữ liệu số nông nghiệp, nền tảng truy xuất nguồn gốc nông sản, nền tảng sàn thương mại điện tử, nền tảng tối ưu hóa chuỗi cung ứng, nền tảng quản trị và kinh doanh vận tải.
Với từng nền tảng số quốc gia được công bố, nhiệm vụ nghiên cứu, phát triển và làm chủ các công nghệ lõi để phát triển nền tảng cũng được giao cụ thể cho các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam giữ vai trò chủ chốt trong thực hiện nhiệm vụ.
Tại sự kiện công bố các nền tảng số quốc gia, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng cho biết, trong 35 nền tảng số quốc gia vừa được giao cho các doanh nghiệp công nghệ chủ trì phát triển, có những nền tảng số đã cung cấp dịch vụ, nhưng chưa chiếm được thị phần đáng kể; có những nền tảng số đang trong quá trình nghiên cứu, phát triển, chuẩn bị triển khai. Nhưng thời hạn chung, một mốc thời gian chung để công bố, ra mắt, phổ biến sử dụng các nền tảng số quốc gia là 30/6/2022.
“Ngay trong tháng 12/2021, Bộ TT&TT sẽ ban hành Chương trình hành động thúc đẩy phát triển và sử dụng nền tảng số quốc gia, có mục tiêu, chỉ số đánh giá đo lường theo từng tháng, có kế hoạch ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ thúc đẩy cụ thể cùng các bộ, ngành, địa phương. Bộ TT&TT sẽ tiếp tục định kỳ cập nhật, bổ sung, điều chỉnh danh sách nền tảng số quốc gia và tiếp tục công bố trong thời gian tới”, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cho biết.
Vân Anh
Trong phát biểu tại Vietnam DX Summit 2021, Thứ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Huy Dũng cho biết, Bộ TT&TT đã trình Chính phủ dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế số, xã hội số, dự kiến sẽ được phê duyệt trong tháng 12/2021.
" alt=""/>Bộ TT&TT lần đầu công bố danh sách các nền tảng số quốc gia